Nguyên tắc vệ sinh và qui trình vệ sinh

khách sạn có được sự phục vụ có chất lượng cao. Mọi công việc trong khách sạn đều có một phần công việc vệ sinh trong đó, từ nhân viên tiếp tân cho đến bếp trưởng. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đảm bảo khu vực làm việc của mình sạch sẽ và gọn gàng. Một số công việc như ở bộ phận buồng phải có trách nhiệm lớn hơn đối với việc vệ sinh ở các khu vực khác trong khách sạn; phòng khách, các khu vực công cộng và sau hậu trường cũng như vậy. Vì thế việc hiểu được sạch sẽ nghĩa là biết cách tiến hành công việc vệ sinh có hiệu quả là quan trọng.
Lý do phải tiến hành vệ sinh
Làm vệ sinh là một chức năng cần thiết do nó sẽ làm sạch môi trường mà tại đó khách nghỉ lại hoặc đến thăm, ví dụ là buồng/nhà hàng,v.v…Sự sạch sẽ của một khu vực thường được tạo nên cảm tưởng cho khách hàng về khách sạn, bởi vậy việc hiểu được tại sao việc vệ sinh lại cần thiết và quan trọng. Việc vệ sinh thật cần thiết do những lý do sau:
• Phô trương hình thức, làm nổi bật hình ảnh của khách sạn đối với khách hàng
• Duy trì được tình trạng đồ đạc, trang thiết bị và đồ vải vóc trong các buồng bằng cách tẩy sạch các vết bẩn.
• Đảm bảo và duy trì được công tác vệ sinh ở cấp độ cao nhằm giảm được nguy cơ mầm bệnh và bệnh tật.
• Giảm được các nguy cơ cháy
Nhiễm bẩn
Việc nhiễm bẩn có thể xảy ra theo nhiều cách, tuy nhiên thường là từ cửa sổ, cửa ra vào, quần áo con người, hành lý, hoặc các thiết bị bẩn. Cần đặc biệt hiểu được là khi mở cửa sổ, hay cửa ra vào thì mưa có thể làm bẩn màn che. Việc nhiễm bẩn có thể do tiến hành các biện pháp vệ sinh không tốt, vết bẩn, vết xỉn, khói.
Để có thể ngăn ngừa sự nhiễm bẩn bạn cần luôn có những dụng cụ vệ sinh, các chất tẩy rửa thích hợp thông dụng, cũng như nắm được cách thức sử dụng chúng. Bên cạnh cần phải luôn cẩn thận nhằm tránh đánh đổ các chất tẩy rửa. Nếu các chất tẩy rửa bị đổ ra ngoài gây nguy hiểm thì cần phải tiến hành vệ sinh ngay càng nhanh càng tốt.
Chu kỳ vệ sinh
Các hình thức vệ sinh khác nhau cần được tiến hành với các chu kỳ khác nhau, các hình thức phụ thuộc vào
• Loại nhiễm bẩn;
• Số lượng bị nhiểm bẩn;
• Mức độ bận rộn của khu vực cần được lau dọn;
• Mức độ sạch sẽ của lần lượt vệ sinh gần đây nhất như thế nào;
• Các trường hợp đặc biệt: ví dụ khách quan trọng đến thăm hay thời tiết;
• Các trang thiết bị có sẵn;
• Nhân viên phục vụ sẳn sàng
• Khả năng của nhân viên
• Khu vực cần lau dọn
• Tuổi của vật dụng cần được lau dọn
• Hình dáng của vật dụng cần được lau dọn
• Chi phí của việc lau dọn, ví du: ngân sách cho dịch vụ này
• Thay đổi lịch làm việc do quyết định của người quản lý
Những nhu cầu vệ sinh phổ biến nhất là:
– Kiểm tra/vệ sinh (số lần theo yêu cầu) Gạt tàn, mặt bàn, khu vệ sinh chung
– Đặc biệt phòng chờ sau khi tiến hành sửa chữa
– Khu vực cần làm sạch sẽ quyết định đến chu kỳ lau dọn. Ví dụ các khu vệ sinh công cộng cần được kiểm tra sạch sẽ nhiều lần nhưng chỉ thật sự vệ sinh trong trường hợp bẩn.
Các kỹ thuật lau dọn
Có nhiều phương pháp vệ sinh khác nhau. Do vậy việc bạn lựa chọn được cho mình những phương pháp phù hợp với những công việc cụ thể là rất quan trọng. Các loại rác thông thường nhất có thể được lau dọn bằng cách:
• Rửa: bằng nước và bằng chất tẩy rửa
• Cọ sát: sử dụng hóa chất máy chà sàn làm sạch hoặc đánh bóng mặt phẳng
• Hút: sử dụng máy hút bụi hoặc máy thu lượm rác ẩm
• Áp lực: sử dụng áp lực mạnh của nước
Phương pháp lựa chọn phụ thuộc vào số lượng vết bẩn và bề mặt cần được làm sạch. Vì nếu không bề mặt có thể bị ảnh hưởng. Sử dụng đúng kỹ thuật là một vấn đề quan trọng, có nghĩa là sẽ ít có phương pháp nào hữu hiệu hơn để tẩy những vết bẩn khó tẩy trên bề mặt khi tiến hành việc cọ rửa bồn tắm bằng phương pháp cọ xát.
Không bao giờ sử dụng nước bẩn để lau chùi. Nước bẩn là nguồn nước gây bệnh và có thể dễ dàng nhân rộng mầm bệnh và bệnh tật ra khắp khách sạn. Nước sạch là một chất tẩy trên bề mặt tuy nhiên nó cần được sử dụng thêm với một chất tẩy rửa nữa vì lý do”sức căng mặt ngoài” nó khiến cho nước không thể nào làm ẩm bề mặt một cách thích hợp. Khi thêm vào một chất tẩy rửa nữa sẽ cho phép người làm vệ sinh có thể tẩy sạch bẩn thông qua việc làm giảm “sức căng”này.
Phải lựa chọn một phương pháp vệ sinh phù hợp cho công việc mà mình phải tiến hành
Những phương pháp chủ yếu được giải thích dưới đây:
1.Làm sạch bằng phương pháp làm ấm bụi bẩn:
Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng một loại khăn lau sạch và được làm ẩm bằng một dung dịch vạn năng. Chú ý phải vắt khăn để tránh không để lại các giọt nước chảy xuống. Sau đó dùng khăn lau lên các bề mặt phù hợp. Việc làm ẩm khăn sẽ khăn không cho bụi bay lung tung và do đó phương pháp này sẽ có hiệu quả cao hơn việc làm sạch bằng phương pháp khô. Phần lớn các bề mặt có thể được làm sạch theo phương pháp này.
2.Đánh bóng:
Đánh bóng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ và giữ gìn đồ gỗ, đặc biệt là đối với đổ cổ. bạn cần phải tuân theo sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trong môt số trường hợp sáp nên được sử dụng thay cho thuốc xịt. Tuy nhiên phần lớn các bề mặt thường được phủ một lớp bảo vệ bên ngoài. Do vậy mà việc đánh bóng không hiệu quả và không theo như ý muốn. Việc làm sạch bằng phương pháp ẩm là đủ
3.Làm sạch bằng phương pháp khô:
Đây không phải là một phương pháp làm sạch có hiệu quả nhất.nó chỉ có tác dụng làm bụi chạy quanh chứ không hoàn toàn làm sạch bề mặt. Chỉ nên sử dụng phương pháp này khi bề mặt của vật cần lau không thích hợp với phương pháp làm ẩm.
4.Quét:
Việc quét có tác dụng giống như việc làm sạch bằng phương pháp khô và do vậy không phải là một phương pháp làm sạch có hiệu quả.
5.Tẩy uế:
Phương pháp làm sạch này sẽ tiêu diệt một số lại vi khuẩn, tuy nhiên nó được sử dụng phần lớn để giảm số lượng vi khuẩn xuống tới mức độ an toàn. Các chất tẩy uế không phải là những chất tẩy rửa. Tuy nhiên chúng được sử dụng sau khi làm sạch hoàn toàn bề mặt.
6.Hút
Đây là phương pháp làm sạch có hiệu quả nhất do bụi sẽ được lưu lại trong một túi và có thể vứt bỏ một cách dễ dàng.

Quản Trị

Leave a Reply

Your email address will not be published.