phuong-phap-xu-li-nuoc-thai-cong-nghiep

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp tối ưu nhất hiện nay

Hiện nay, nước ta đang là một nước hướng đến việc công nghiệp hóa để phát triển kinh tế. Và từ đó, các khu công nghiệp ngày càng mọc lên rất nhiều. Và việc áp dụng các công nghệ vào việc sản xuất giúp nâng cao được hiệu suất công việc. 

phuong-phap-xu-li-nuoc-thai-cong-nghiep
xử lí nước thải công nghiệp

Nhưng đối với bất cứ việc gì thì cũng có điều tốt và điều xấu, tuy nó giúp nâng cao được năng suất làm việc nhưng mặt tiêu cực của nó là khiến cho lượng nước thải của các khu công nghiệp cũng ngày càng nhiều. Điều này thực sự khiến cho các ban ngành chức năng và người dân lo ngại. Mỗi ngày có lên tới hàng triệu m3 nước thải mà chưa được xử lí ra ngoài môi trường. Từ đó rất nhiều chuyên gia và các nhà chức trách đã nghĩ ra rất nhiều các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp để đáp ứng được nhu cầu cần được xử lí ngày càng cao ở các khu công nghiệp.

Tìm hiểu sơ về nước thải công nghiệp là gì:

Đặc tính của nước thải công nghiệp là:

  • Nước thải thường có màu là màu nâu, và nhiều trường hợp khác thì nó vẫn có màu xám đục, hay màu hơi xanh đen. Còn khi nước thải đã bị nhiễm độc thì nó có thể màu đen. 
Chat-thai-cong-nghiep
chất thải công nghiệp
  • Mùi của nước thải thì rất hôi, đấy cũng là đặc trưng của nước thải vì các chất hữu cơ có trong nước thải thường rất khó phân hủy và để lâu gây nên, hoặc có thể do các chất thải chế biến của các nhà máy thải ra.
  • Tính axit và kiềm cao thường được tìm thấy trong nước thải, các chất như BOD có  khoảng 100 – 300 mg/l và COD có khoảng 200 – 500 mg/l.

Tổng quan về nước thải công nghiệp:

Các thành phần và nồng độ của từng loại nước thải phải phụ thuộc vào ngành công nghiệp cụ thể và các sản phẩm của doanh nghiệp đó sản xuất. Và việc phải phân tích được các thành phần có trong nước thải là điều rất quan trọng, để có thể giúp đỡ cho mình tìm kiếm ra các giải pháp hay các công nghệ thích hợp để xử lí.

xu-ly-nuoc-thai
bể chứa nước thải

Trong nước thải công nghiệp thì thường có hàm lượng các chất hữu cơ lớn  như BOD, các chất rắn lửng lơ, các chất rắn hòa tan cao và các chất chứa nhiều sufua. Không những thế các chất thải còn chứa rất nhiều khi độc, hay cả các kim loại nặng và dầu mỡ. Cho nên việc xử lí nước thải gây ra nguy hiểm rất lớn cho con người và gây ảnh hưởng cũng rất nghiêm trọng cho môi trường sinh thái.

Nguồn phát sinh, đặc điểm nước thải công nghiệp:

Nước thải công nghiệp chính là nước thải được thu gom về từ các nhà máy xí nghiệp của các khu công nghiệp trong quá  trình sản xuất, nước thải của nhân viên, và của các nguồn khác,… Và các nguồn nước thải này trước khi chảy về các khu trung tâm xử lí nước thải thì phải được lọc qua. Nước thải công nghiệp được chia ra làm 2 loại:
– Nước thải bẩn: là các loại nước thải sinh ra từ các quá trình sản xuất, xúc rửa máy móc thiết bị hay là từ quá trình sinh hoạt vệ sinh của nhân viên. Và trong loại nước thải này sẽ có chứa rất nhiều các chất gây hại, độc tố, ô nhiễm.

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai
– Nước thải không bẩn: là loại nước thải sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các cục làm lạnh thiết bị, sự ngưng tụ của nước hay có thể là các nước rửa của các loại vật liệu công cụ sạch,… Loại nước này được lấy từ nguồn nước sạch và nước phát ra hầu như vẫn là nước sạch cùng lắm chứa một chút bụi bẩn.

Các loại nước thải công nghiệp có thể là được sản sinh ra ngay từ những bản thân quá trình sản xuất hoặc từ nước dùng hàng ngày mà thông qua xử lí, hoặc là các chất rắn, chất lỏng trong quá trình sản xuất.
Đặc tính của từng loại nước thải công nghiệp của mỗi loại hình sản xuất là khác nhau. 

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp:

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp thì cũng giống với các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt gồm những cách sau:

các-phương-pháp-xử-lý-nước-thải
các phương pháp xử lí nước thải

1. Phương pháp xử lý cơ học:

Phương pháp cơ học là phương pháp nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước thải và đó là mục đích của phương pháp này.
+ Các tạp chất lớn khó phân hủy như rác: sử dụng song sắp có lỗ hoặc các tấm lưới.
+ Để có thể tách các chất lơ lửng chúng ta có thể dùng các bể lắng.
+ Và tách các chất có khối lượng nhẹ hơn nước như dầu, mỡ,…
+ Tách chất thải với các chất huyền phù, phân tán nhỏ,… chúng ta hãy dùng lưới lọc, vải lọc hay có thể lọc qua các lớp vật liệu.

2. Phương pháp xử lý hóa lý:

Quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp hóa lý là áp dụng các quá trình vật lí và hóa học để giúp ta loại bỏ bớt đi các chất ô nhiễm mà không thể dùng quá trình lắng xuống ra khỏi nước thải. Các công trình tiêu biểu thể hiện rõ bản chất để áp dụng phương pháp này là: Bể keo tụ, tạo bông.

cong-nghe-xu-ky-nuoc-thai-nhuom

Quá trình keo tụ, tạo bông được dùng để loại bỏ các chất rắn lơ lửng và các hạt có kích thước rất nhỏ khoảng ( 10-7 – 10-8 ). Các chất này không thể bị loại bỏ qua quá trình lắng đọng được vì nó là những hạt mang tính chất phân tán và mất rất nhiều thời gian. Để giúp tăng hiệu quả cho quá trình lắng, giảm bớt thời gian lắng thì chúng ta thêm vào nước thải một số chất như phèn nhôm, phèn sắt, polymer,…

Tác dụng chính của các chất này là kết dính các chất khuếch tán có rong dung dich lại thành các hạt có kích cỡ và trọng lượng lớn hơn giúp cho việc lắng đoạn sẽ nhanh hơn.

Phương pháp keo tụ có thể làm ở trong nước và khử màu nước thải vì sau khi tạo ra các bông cặn, các bông cặn lớn này khi lắng xuống thì các bông cặn này sẽ kéo theo các chất khó phân tán khiến nước chuyển màu.

3. Phương pháp  xử lý hóa học:

nha-may-chua-nuoc-thai

Phương pháp xử lý hóa học là phương pháp có quá trình khử trùng nước thải bằng hóa chất (Clo, Javen), hoặc là chúng chung hòa độ pH với nước thải có độ kiềm hoặc là độ axit cao.

4. Phương pháp xử lý sinh học:

phuong-phap-xu-li-nuoc-thai-sinh-hoc

Đây là phương pháp sử dụng các loại các vi sinh vật để khử các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải. Các vi sinh vật này có thể có sẵn trong nước thải hoặc chúng ta có thể bổ sung vào. Chất hữu cơ có trong nước thải hay các dung dịch  huyền phù, đây chính là nguồn thức ăn của các con sinh vật đó.

Trong quá trình xử lí thì các vi sinh vạt sẽ  oxy hóa hoặc khử các chất hữu cơ này, kết quả là các chất hữu cơ hay các chất bẩn sẽ được vi sinh vật ăn mất giúp nước có thể sạch hơn.

Trong phương pháp xử lý sinh học thì có hai phương pháp chính là: Hiếu khí, thiếu khí.:

Quá trình sử dụng các loại bể để xử lí nước thải:

Bể điều hòa:
 

 Bể điều hòa chúng có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo cho chế độ của bể làm việc một cách ổn định và liên tiếp cho các công trình xử lý tránh cho việc hoạt động quá tải,. Nước thải ở trong các bể điều hòa  được sục khí liên tục từcác máy thổi khí và hệ thống phân phối khí nhằm tránh đi hiện tượng bị yếm khí.

 Bể thiếu khí:

Sử các chủng vi sinh vật bám dính để làm màng lọc cho quá trình lọc nước thải sinh học. Bể này có chức năng giúp quá trình loại bỏ nitrat, thủy phân các chất hữu cơ mà nó là hợp chất phức tạp thành các chất riêng đơn giản hơn, xử lí một phần các chất khó phân hủy như CO2, H2O, CH4, H2S, …

cac-phuong-phap-xu-ly-nuoc-thai-bang-phuong-phap-sinh-hoc4
Phương pháp xư lí nước thải sinh học kỵ khí

Khi quá trình này được diễn thì có thể khiến cho quá trình hàm lượng BOD giảm đi rất đáng kể. Và sau đó nước thải sẽ được đi qua bể hiếu khí để có thể tiếp tục quá trình lọc hiếu khí.

 Bể hiếu khí:

Khi nước thải được chuyển vào đây, oxy được cung cấp vào bể một cách liên tục để thông qua bộ khếch tán khí, hệ vi sinh vật hiếu khí sẽ sử dụng oxy để phân hủy các các chất hữu cơ có trong nước thải, khi được cung cấp oxi liên tục các vi sinh vật cung sẽ tạo thành lới đệm và di chuyển liên tục khiến cho quá trình tiếp xúc giữa các vi sinh vật với chất hữu cơ. Quá trình này hiệu quả và nhanh hơn rất nhiều so với phương pháp sử dụng bể bùn hoạt tính.

 Kết quả của quá trình phân hủy các chất hữu cơ bởi hệ vi sinh vật hiếu khí là có thể tạo ra các chất vô cơ dơn giản nhưu CO2, H2O, NO3,… và sinh ra các khối chất mới. Và nước thải sau khi qua bể hiếu khí sẽ đi đến bể hồi lưu.

 Bể hồi lưu:

cac-be-xu-li-nuoc-thai
các bể chứa nước thải

Sau khi nước thải đi qua bể hiếu khí thì hàm lượng nitrat vẫn còn cao, thì cần được xử lí lại bằng bể thiếu khí. Chính vì vậy sau khi nước thải chảy từ bể hiếu khí sang bể hồi lưu sẽ có một máy bơm bơm nước thải quay lại bể thiếu khí để giúp xử lí hàm lược nitrat còn lại.
Và nước ở bể hồi lưu sẽ chảy sang bể lắng cơ học.

 Bể lắng cơ học:

Bể lắng cơ học có tác dụng tạo ra khoảng thời gian lưu cần thiết để dưới tác dụng của trọng lượng,bùn cặn nếu còn sót lại sẽ được lắng xuống đáy bể, sau khi nước được lắng xuống sẽ được mang đi khử trùng để loại bỏ các vi sinh vật có trong nước thải.
 Và bùn cặn lắng xuống sẽ được bơm đi định kì về bể chứa bùn nhờ các máy bơm bùn đặt chìm.

 Bể chứa bùn:

Bể chứ bùn được tạo ra để chứa và lắng các chất cặn bẩn được hình thành từ quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ từ bể xử lí sinh học trước đó.
Thời gian bể có thể chứa bùn vào khoảng từ 2-3 năm, theo đúng thiết kế của nhà nước.
Trong bể chứa bùn sẽ vẫn tiếp tục để ở tình trạng thiếu khí, để có thể xử lí nitrat.
 Và nước ở bể chứa bùn sẽ lại được đưa về bể điều hòa để có thể tiếp tục xử lí.

 Bể khử trùng:

 Bể khử trùng trùng có chức năng loại bỏ các loại vi sinh vật gây bệnh ra khỏi nước thải bằng việc cho hóa chất vào để trùng trước khi xả ra ngoài.

Chúng ta có thể tùy chọn vào từng loại nước thải khác nhau mà có thể lựa chọn một phương pháp xử lí nước thải công nghiệp cụ thể.

Quản Trị

Leave a Reply

Your email address will not be published.