Nội dung chính
Bể tự hoạt 3 ngăn là gì?
Bể tự hoại 3 ngăn là một hệ thống xử lý nước thải, đồng thời thực hiện hai chức năng kha: lắng nước thải và lên men cặn lắng
Cấu tạo của bể tự hoại 3 ngăn:
Bể tự hoại 3 ngăn thường có cấu tạo hình chữ nhật hoặc hình tròn. Nguyên liệu để xây bể thường là sạch hoặc là bể tông đúc sẵn, thường thì hay được xây. Bể có thể chia ra làm 2 -3 ngăn tùy vào thiết kế của mỗi người,Ví dụ: “1 bể lắng 2 bể chứa hay 1 bể lắng, 1 bể chứa, 1 bể lọc.” Bể tự hoại có sâu từ 1.5m – 3m, chiều rộng và chiều dài tối thiểu lần lượt là rộng 0.9m, Dài 1,5m. thể tích của bể không nhỏ hơn 2,8m3
Công dụng của từng ngăn:
Ngăn chứa: Có nhiệm vụ chứa trực tiếp chất thải sau khi được xả xuống. Sau một thời gian nhất định thì chất thải được phân hủy thành bùn , còn những chất không thể phân hủy được sẽ tồn đọng lại ở bể chứa này. Chính vì thế mà ngắn chứa này thường lớn hơn các ngăn còn lại diện tích ngăn chữa thương bằng ½ điện tích của bể
Ngăn lọc: Có nhiệm vụ sàng lọc các chất thải sau khi ngăn chứa đã phân hủy, nghĩa là ngăn lọc sẽ lọc những chất thải nhỏ còn lơ lửng. Thường dung tích của ngăn lọc chỉ bằng ¼ dung tích bể.
Ngăn lắng: Đây là khu vực để các chất cặn bã không thể phẩn hủy được lắng lại.( như là tóc, kin loại..) Bể lắng cũng có dung tích giống ngăn lọc bằng ¼ bể
Nguyên lý hoạt động của bể tự hoại 3 ngăn
Về nguyên lý xử lý chất thải của bể tự hoại 3 ngăn cũng không có gì quá phưc tạp. Sau khi chất thải được xả từ bồn cầu và chảy theo đường ống xuống bể chứa. Tại đây chất sẽ bị phân hủy. Bởi trong ngăn chứa này đã có sẵn các vi khuẩn,nấm men chúng có thể phân hủy được chất thải, chất xơ trong nước hiểu thành bùn, người ta còn hay gọi là bùn vi sinh. Còn những vật sắc nhọn như kim loại khó phân hủy sẽ được đẩy qua ngăn lắng
Khi chất thải được trải qua nhiều quá trình phân hủy như vậy chất thải sẽ lắng xuống bể và đỡ bốc bùi lên. Chú ý: Nếu như quá trình đó cứ lắp đi lặp lại sau một thời gian. Chất thải phân hủy nhiều sẽ lắng xuống bể dẫn đến tình trạng đầy ứ bể phốt gây tràn bể, tắc bồn cầu. Chính vì vậy mà bạn nên có một chế độ thông hút bể phốt định kỳ. Để tránh tình trạng đầy bể cũng như là để bể xử lý chất thải tốt hơn.
Một vài yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa này đó là: Nhiệt độ, tải trọng chất bẩn, lưu lượng dòng nước của chất thải, dinh dưỡng của người sử dung, hay quan trọng nhất là cấu tạo của bể cũng như là các vi sinh khuẩn có trong bể.
Một điều cần lưu ý ở đây đó là bạn nên tránh sử dụng quá nhiều chất tẩy sửa để thông thông tắc bồn cầu khi có sự cố. Chính nguyên nhân này có thể làm cho vi khuẩn vi sinh ở trong bể bị chết làm cho quá trình phân hủy chất thải lâu hơn.
Quy trình xây dựng bể tự hoại 3 ngắn đạt chuẩn
Sơ đồ bản thiết bể tự hoại 3 ngăn
Để có thể lên được một bản vẽ bể phốt 3 ngăn chuẩn nhất. Thì bạn cần phải tính xem số lượng thành viên trong gia và suy ra số chất thải hàng ngày ước tính thải xuống bể phốt là bao nhiều. Và điều quan trọng nhất là tìm một vị trí đặt bể phốt hợp phong thủy và quan trong nhất là phải thuận tiện cho việc thông hút bể phốt về sau nhỡ có bị đầy.
Một vài điều cần chú ý đối với việc làm bể tự hoại 3 ngăn
+ Cần phải chú ý đến lượng chất thải trung bình của gia đình hàng ngày thải xuống bể phốt. Nếu như gia đình đông người sử dụng nhiều, lượng chất thải tầm khoảng 10 – 20m3 thì bạn lên xây bể tự hoại 3 ngăn là hợp lý,
+ Với những vực có diện tích hẹp, muốn xây bể phốt kiểu hình tròn thì bán kính tối thiểu là từ 0.7m.
+ Đáy của bể cần được sử dụng loại bể tông chất lượng mac 200 và độ dày của đáy phải đảm bảo dầy 15cm.
+ Vật liệu xây dựng bể phốt tùy thuộc và kinh tế của mỗi gia đình.
Hướng dẫn cách xây dựng bể phốt
Để xây được bể phốt trước tiên bạn cần phải xác định bản vẽ đã thiết kế như trên là chuẩn và không cần phải gì nữa.
Bước 1 : Đào hố cho bể phốt.
Bạn cần phải đào một cái hố có kích thước chuẩn như trên bản vẽ đã thiết kế
Bước 2 : Xây dựng bể phốt.
Sau khi đã đào hố xong ra tiếng hành xây dựng bể phốt. Nguyên liệu xây bể phốt có thể tùy thuộc vào mỗi gia đình thường sử dụng bằng gạch. Ta tiến hành xây theo bản vẽ. Trước tiên ta xây tường tạo khung cho bể phốt. Tiếp theo đó là xây ngăn chia bể phốt. Ngăn đầu tiền là ngăn chứa có diện tích 2/3 bể. 2 ngăn còn lại là ngăn lọc và ngăn lắng, diện tích bằng nhau đều bằng 1/3 bể.
Ngoài việc xây bể phốt thủ công, hiện nay trên thị trường có nhiều loại bể phốt được tạo sẵn. Chỉ cần đào đúng kích thước vừa với bể phốt đã đặt, sau đó đặt bể xuống là xong.
Bước 3 : Lắp đặt đường ống thoát chất thải cho bể.
Khi đã hoàn thiện xong bể, bạn cần phải đó đạc và đi đường ống thoát nước thải từ nhà vệ sinh vào bể sao cho hợp lý. Phải có độ dốc để chất thải có thể thoát một cách dễ dàng.
Bước 4 : San lấp mặt bằng.
Sau khi đã hoàn thiện tất cả các bước trên việc cuối cùng cần phải làm là kiểm tra lại hệ thống bể cũng như đường ống một lần nữa. Sau đó tiến hành lắp đất san lấp mặt bằng. Trong quá trình san lấp cần chú ý đến độ ẩm của đất, tránh đàm nén quá chặt gây vỡ bể.
Mẹo: Để tránh làm vỡ bể bục bể. Bạn có thể sử dụng cát để lắp khe hở giữ bể và hố đất. Việc cho cát vào như vậy và bơm nước như vậy sẽ làm chặt kẽ hở hơn, mà lại oan toàn không như việc đầm nén đất.
Vậy trên đây là toàn bộ kinh việc về quy trình xây dựng bể tự hoại 3 ngăn. Hi vọng với những thông tin hữu ích này. Bạn có thể thiết kế và xây dựng cho gia đình mình một chiếc bể tự hoại hợp lý phù hợp với sinh hoạt của gia đình.