Bản vẽ 3D bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn xây dựng bể phốt tự hoại – Các loại bể tự hoại tốt

Tiêu chuẩn xây dựng bể phốt tự hoại – Các loại bể tự hoại tốt
Rate this post

Bể phốt tự hoại là thiết bị không thể thiếu khi thiết kế nhà vệ sinh trong các gia đình. Chúng đóng vai trò rất quan trọng giúp các chất thải được phân hủy đúng cách và hợp vệ sinh, giúp đảm bảo sức khỏe và môi trường sống của con người. Để tìm hiểu chi tiết hơn về thiết bị này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm: Hướng dẫn thiết kế và xây dựng bể tự hoại 2 ngăn

Khái niệm bể phốt tự hoại

Bể phốt tự hoại còn có tên gọi khác là hầm cầu, hầm tự hoại,…Đây là nơi chứa chất thải từ bồn cầu thải xuống. Theo thời gian, những chất thải này sẽ được các vi khuẩn có lợi phân hủy thành dạng lỏng rồi thoát ra ngoài theo hệ thống đường ống được xây dựng sẵn trước đó.

bể phốt tự hoại
Hình ảnh bể phốt tự hoại

Bể phốt tự hoại đóng vai trò rất quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Có hai loại bể phốt phổ biến là loại 2 ngăn và 3 ngăn. Trong đó, loại bể phốt 3 ngăn được sử dụng phổ biến hơn do chúng lọc và phân hủy các chất thải tốt, từ đó bảo vệ môi trường tránh khỏi ô nhiễm hiệu quả.

Hướng dẫn xây dựng bể phốt tự hoại cho gia đình

Để tiết kiệm chi phí và sử dụng lâu dài, bể phốt tự hoại cho gia đình cần được xây dựng theo bản vẽ và xác định sự phù hợp với bể phốt của bạn.

Bước 1: Đào một lỗ lớn để xây bể phốt, kích thước phụ thuộc vào số người sống trong gia đình của bạn. Bạn có thể xây bể phốt bằng gạch hoặc sử dụng bê tông nguyên khối. Hiện nay bể phốt có 2 loại chủ yếu là loại hai ngăn hoặc ba ngăn.

Bước 2: Lắp đặt ống thoát nước thải cần phải được thiết kế dốc, chất thải hữu cơ đi từ nhà vệ sinh đến bể phốt dựa theo nguyên tắc áp lực nước.

Bước 3: Lấp mặt bằng cho bể phốt, lưu ý đến độ ẩm của đất và quá trình đầm nén đất.

Để tham khảo chi tiết các xây bể phốt tự hoại cho gia đình, mời bạn xem video dưới đây:

Thông tin chi tiết về bể phốt tự hoại 2 ngăn

Bản vẽ sơ đồ bể phốt 2 ngăn

Dưới đây là bản vẽ sơ đồ bể phốt 2 ngăn chi tiết cho bạn tham khảo:

Bản vẽ sơ đồ bể phốt 2 ngăn
Sơ đồ bể phốt tự hoại 2 ngăn

Nguyên lý hoạt động của hầm cầu tự hoại 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn bao gồm ngăn chứa và ngăn lắng. Chất thải khi được xả xuống sẽ được dẫn đến hầm bể phốt, các chất thải sẽ được phân hủy nhờ các vi khuẩn, nấm men vi sinh có trong bể, chuyển thành dạng bùn cặn. Các chất thải phía bên trên của ngăn chứa sẽ theo đường ống đi đến ngăn lắng. Khi các chất thải lắng sâu xuống đáy bể, phần nước sẽ được thải ra bên ngoài qua đường ống thải.

Tiêu chuẩn xây dựng của hầm cầu tự hoại 2 ngăn

Khi xây dựng bể phốt tự hoại 2 ngăn, bạn cần đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, sạch sẽ, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hiện nay, bể phốt 2 ngăn được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là khu vực nông thôn vì nó phù hợp với diện tích nhỏ và tiết kiệm kinh phí hiệu quả cho các hộ gia đình.

Thông tin chi tiết về bể phốt tự hoại 3 ngăn

Nguyên lý hoạt động của hầm cầu tự hoại 3 ngăn

Bể phốt tự hoại 3 ngăn có 3 ngăn chính đó là ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc. Chất thải từ bồn cầu xả xuống sẽ đi đến ngăn chứa đầu tiên, các vi sinh vật sẽ phân hủy chất thải tại đây và trở thành dạng bùn, lắng xuống đáy bể.

Các chất thải phân hủy thành dạng lỏng sẽ đầy lên và chảy vào ngăn lắng, các chất thải khó phân hủy sẽ lắng xuống. Khi đầy lên ở một mức nhất định, nước thải sẽ chảy qua ngăn lọc.

Sơ đồ bản vẽ bể phốt tự hoại 3 ngăn

Bản vẽ bể tự hoại 3 ngăn
Bản vẽ bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn xây dựng hầm cầu tự hoại 3 ngăn

Để xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn, bạn có thể sử dụng gạch hoặc đổ bê tông trực tiếp. Theo đó, ngăn chứa xây bằng một nửa tổng diện tích của cả bể. Ngăn lắng và ngăn lọc chiếm ½ tổng diện tích bể. Khi xây, bạn cần đảm bảo bể được xây kín, không bị rò rỉ nước hoặc không khí đi vào gây ảnh hưởng hoạt động của bể phốt.

Đường ống nước thải đi từ nhà vệ sinh phải được thiết kế dốc, từ đó giúp chất thải đi từ nhà vệ sinh xuống bể phốt được dễ dàng, tránh tình trạng bị trào ngược.

Bản vẽ sơ đồ bể phốt tự hoại

Bản vẽ 3D bể tự hoại 3 ngăn

Bản vẽ 3D bể tự hoại 3 ngăn

Bản vẽ 3D bể tự hoại 2 ngăn

Bản vẽ 3D bể tự hoại 2 ngăn

Một số lưu ý khi xây dựng bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn

Trong quá trình xây dựng bể phốt 2 ngăn và 3 ngăn, bạn cần chú ý một số vấn đề sau nhằm đảm bảo tuổi thọ của công trình:

  • Chiều sâu từ lớp nước trong bể tới đáy nhỏ nhất là 1,2m
  • Đường kính của bể nhỏ nhất là 0.7m. Đối với bể 3 ngăn, tỷ lệ chiều dài và rộng là 3:1.
  • Bạn nên chọn xây bể 3 ngăn nếu chất thải lớn hơn 10m3/ngày và nhỏ hơn 25m2/ngày.
  • Khi thi công, bạn nên sử dụng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, độ dày nhỏ nhất là 150mm.
  • Để đảm bảo độ bền cho công trình, bạn nên đổ bê tông cốt thép, gạch lỗ nhỏ, bê tông đổ tại chỗ bằng Composite hoặc HDPE.

Tham khảo 2 loại bể phốt tự hoại phổ biến hiện nay

Bể phốt bằng bê tông đúc sẵn

Bể phốt bằng bê tông đúc sẵn
Bể phốt bê tông nguyên khối

Bể phốt bằng bê tông giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc sử dụng gạch rồi trát vữa như trước. Ưu điểm của loại bể phốt bằng bê tông đúc sẵn là:

  • Tiết kiệm chi phí, thời gian hiệu quả.
  • Di chuyển dễ dàng đến các công trình cần thi công.
  • Hoàn thành đúng tiến độ công việc đề ra một cách dễ dàng, nhanh chóng.
  • Có thể sử dụng ngay khi hoàn thành.

Loại bể phốt này được chia làm 2 loại đó là bể phốt tự hoại hình tròn và hình chữ nhật, tùy theo loại hình công trình, diện tích cho phép.

Hầm cầu tự hoại bằng nhựa composite

Bể tự hoại bằng nhựa composite
Bể tự hoại bằng nhựa composite

Loại bể phốt này được làm từ nhựa composite có độ bền và khả năng chịu lực tốt, không bị oxi hóa. Chúng có hình dáng giống như bồn nước với kích thước đa dạng, có 2-3 ngăn giống như hầm cầu tự hoại. có thể nói, đây là sản phẩm tiết kiệm được thời gian xây dựng, nhân công và chi phí hiệu quả.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bể phốt tự hoại và những hình ảnh ngoài thực tế. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Lê Hồng Vân

Leave a Reply

Your email address will not be published.