thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Công thức tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Công thức tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn
Rate this post

Bể tự hoại là một công trình để xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Bể tự hoại thượng có 3 chức năng chính là lắng nước thải, lên men cặn lắng, và lọc nước thải sau lắng.

Bể tự hoại có thể được đưa và sử dụng ngay sau đi sau khi xây dựng, và bể cũng không cần bất cứ yêu cầu đặc biệt nào trước khi vận hành. Tuy nhiên thì sự lên men cặn thì phải bắt đầu vài ngày sau khi đưa vào hoạt động. Bùn cặn sau khi được lên men nằm phía trên vì vậy mà ống hút của máy bơm cần phải đặt sau xuống đáy bể. Thường thì khi hút bể phốt thì cần phải chừa lại 20% lượng bùn cặn để gây men cho bùn cặn tươi đợt sau. Khi hút bùn cặn ra khỏi bể thì, hỗn hợp bùn cặn thường có BOD5 khoảng 6000mg/l. Tổng các chất rắn lơ lửng (TSS) khoảng 15000mg/l.

Xem thêm nguyên lý hoạt động của bể tự hoại

Loại bùn cặn đã lên men đó được sử dụng vào nhiều mục đích khác như là ủ làm phân vi sinh, hoặc có thể bón trực tiếp cho các cây công nghiệp.,,

Thiết kế bể tự hoại 3 ngăn khá đơn giản, lại dễ vận hành và quản lý. Bể tự hoại 3 ngăn thường được sử dụng xử lý nước tại chỗ cho các khu dân cư, cụm dân cư dưới 500 người và lưu lượng chất tải dưới dưới 30 m3/ ngày.

Bài Liên Quan: Hướng dẫn xây dựng bể tự hoại 3 ngăn đạt chuẩn

thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Phần tính toán dưới đây dùng cho lưu lượng trung bình ngày đêm là: Qtb.ng.đ = 16m3.
Thể tích tính toán của bể tự hoại lấy không nhỏ hơn lưu lượng nước thải trung bình trong 1-2 ngày đêm (điều 7.3.2 TCXD-51-84). Ta chọn 2 ngày đêm để tính toán.

Tính toán thiết kế bể tự hoại 3 ngăn:

Thể tích phần lắng:
  Wi= (a*N*T)/1000 = (100*160*1)/1000 = 16(m3)
Thể tích phần chứa bùn:
 Wb= (b*N*t)/1000 = (0,08*160*365)/1000 = 4,672 (m3)  (lấy =5m3)
Thể tích tổng cộng của bể tự hoại:
W = Wl + W= 16 + 5 = 21 (m3)

Ý nghĩa ký hiệu

a: Tiêu chuẩn thải nước (100L/người.ngày.đêm);
b: Tiêu chuẩn cặn lắng lại ở trong bể tự hoại của một người trong một ngày đêm; giá trị của b phụ thuộc vào chu kỳ hút cặn khỏi bể phốt; nếu thời gian giữa hai lần hút cặn dưới một năm thì b lấy bằng 0,1 L/ng.ngày.đêm, nếu trên 1 năm thì lấy b bằng 0,08 L/ng.ngày.đêm;
N: Số người sử dụng;
T: Thời gian lưu nước, (chọn T là 1 ngày).
t: Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại. (chọn t =365 ngày)
Thể tích ngăn thứ nhất lấy bằng ½ thể tích tổng cộng.(TCXD-51-84)
W1 = 0.5*21 = 10,5 (m3);
Thể tích ngăn thứ hai và thứ ba lấy bằng ¼ thể tích tổng cộng.(TCXD-51-84)
W2 = W= 0.25*21 = 5,25 (m3);
Chọn chiều sâu công tác của bể tự hoại H = 2 m. Khi đó diện tích F của bể tự hoại sẽ là:
       F=W/H = 21/2 = 10,5 (m2)
Chọn kích thước H * B * L (chiều sâu * chiều rộng * chiều dài) các ngăn như sau:

Ngăn I Ngăn II Ngăn III
Chiều sâu H (m) 2 2 2
Chiều rộng B (m) 2 2 2
Chiều dài L (m) 2,7 1,4 1,4

Bảng Kết quả tính toán bể tự hoại

Thể tích thực của bể tự hoại:
Wt = W1 + W2 +W3
= (2*2*2,7) + (2*2*1,4) + (2*2*1,4)
= 10,8 + 5,6 + 5,6 = 22 (m3)
Ngăn lọc (ngăn thứ 3) của bể tự hoại hoạt động theo nguyên lý lọc ngược từ dưới lên với chiều dày lớp vật liệu từ 0,5-0,6 m phân bố từ trên xuống.

Số lớp vật liệu 4 lớp
Lớp I Đá Þ 40 mm (dày 400 mm)
Lớp II Đá dăm Þ 30 mm (dày 180 mm)
Lớp III Đá dăm Þ 20 mm (dày 180 mm)
Lớp IV Sỏi Þ 10 mm (dày 180 mm)
Chiều cao lớp lọc 0,94 m/ 2m

Xem thêm dịch vụ hút bể phốt tại hải dương tại đây: https://thonghutbephothaiduong.com/

Quản Trị

Leave a Reply

Your email address will not be published.