Bùn bể phốt ở việt nam được xử lý như thế nào?

Bùn bể phốt ở việt nam được xử lý như thế nào?
Rate this post
Xử lý nước thải và quản lý bùn thải bể phốt ở Việt Nam. Đây là vấn đề đang được cập nhật đến trong nhiều hội thảo tại Việt Nam. Điều đáng nói là cho đến nay, Việt Nam chưa có một con số thống kê chính thức khối lượng loại bùn thải khi được hút bể phốt và cũng chưa ban hành định mức kỹ thuật cho công tác xử lý bùn thải…
Câu hỏi đang được đặt ra là sau khi được thông tắc cống hút bể phốt, lượng bùn thải được lấy ra và nó đi về đâu? Trả lời câu hỏi này PGS.TS Trần Đức Hạ (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội) cho biết: Hoạt động hút bể phốt, vận chuyển và thải bỏ phân bùn bể tự hoại từ các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh, dịch vụ… ở các đô thị còn bỏ ngỏ. Chưa có TP nào quản lý tốt được hoạt động này. Các DN tư nhân cung cấp dịch vụ hút phân bùn bể phốt  một cách tự phát và hầu hết đều đang thải bỏ phân bùn bừa bãi ra các bãi đất trống, vào mương, cống thoát nước hay trực tiếp ra sông, hồ…, gần nơi hút phân bùn (để tiết kiệm chi phí vận chuyển) mà không bị kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh.

Không xử lý vì không có kinh phí.

Phần nào cắt nghĩa cho thực trạng bỏ trống công tác quản lý và xử lý bùn thải ở Việt Nam ông Trần Đình Hạ cho biết: TP.HCM không dự trù bất cứ khoản kinh phí nào để xử lý các bùn thải phát sinh từ dịnh vụ công (bùn bể tự hoại, bùn thải từ hệ thống thoát nước và bùn thải hoạt động nạo vét kênh rạch) với khoảng 5.000 tấn/ngày. Trong khi đó, ước tính, chi phí xử lý các loại bùn trên khoảng 300.000 đ/tấn và trên 1.000 tỷ đ/năm.

Dù vậy Việt Nam không ”trắng” hoàn toàn lĩnh vực quản lý và xử lý bùn thải. Ông Nguyễn Minh Tuấn – Tổng giám đốc Cty TNHH Thoát nước Hải Phòng – cho biết: Sau khi dự án Thoát nước và vệ sinh Hải Phòn (dự án 1B, được chính phủ Phần Lan viện trợ không hoàn lại và Ngân hàng Thế giới cho vay vốn ưu đãi) hoàn thành và đưa vào sử dụng (từ năm 2000), đến nay, Cty đã tiến hành hút bể phốt miễn phí cho 43 phường và khu tập thể (khoảng 50.182 bể phốt các loại) và đã hút được 92.1910m3 bùn phốt. Tổng kinh phí cho hoạt động nói trên là hơn 18 tỷ đồng. Toàn bộ lượng bùn thải được đưa xe chuyên dùng chở về đổ vào các ô chứa của bãi thải Tràng Cát. Tại đây, bùn được tách và làm khô. Bùn phốt sau khi làm khô được lấy lên trộn với đất sét, các nguyên liệu phụ và đem ủ. Hỗn hợp bùn và nguyên liệu sau ủ được thiết bị sàng lọc và loại ra các sản phẩm không phù hợp để mang đi chôn lấp. Sản phẩm chính dưới dạng phân composit được chia, đóng gói phục vụ cho mục đích nông nghiệp. Còn nước thu được từ quá trình xử lý bùn thải sẽ được dẫn về hồ xử lý nước thải của bãi thải Tràng Cát, trước khi được đưa trở lại sông.

Theo các chuyên gia Việt Nam và Nhật Bản, bùn thải là nguồn tài nguyên dồi dào, chưa được tận dụng khai thác. Nó có thể tái chế sử dụng phục vụ nông nghiệp (như làm phân bón), làm VLXD (gạch), hoặc viên đốt… Do vậy, các đô thị cần sớm có kế hoạch quản lý bùn thải bảo đảm vệ sinh môi trường cũng như nghiên cứu lựa chọn các phương pháp xử lý nước thải và bùn thải thích hợp. Hơn nữa, việc quản lý phân bùn chỉ có thể thành công một cách bền vững nếu khả năng tài chính được đảm bảo. Ngoài đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý và mua sắm phương tiện, trang thiết bị, việc tìm kiếm các nguồn tài chính ổn định để đảm bảo chi phí hoạt động như lương công nhân, vận hành bảo dưỡng các thiết bị phương tiện là rất cần thiết.

Còn hiện tại, việc lựa chọn công nghệ phù hợp, các sản phẩm sản xuất từ bùn thải, phân bùn phải đáp ứng các yêu cầu gì, tiêu chuẩn, quy chuẩn nào và chi phí xử lý là bao nhiêu vẫn đang là vấn đề được các cơ quan chức năng nghiên cứu…

Quản Trị

Leave a Reply

Your email address will not be published.