Dù biết chất thải hut be phot , thong tac , thong tac cong đặc biệt nguy hại nếu không được xử lý và đã có nhiều vụ việc đổ trộm chất thải bể phốt. nhưng hằng ngày, vẫn có hàng trăm tấn được xả thẳng ra môi trường. Nguy cơ và hiểm họa dịch bệnh từ loại chất thải này vẫn đang rình rập chờ cơ hội bùng phát.
Nếu biết giá xử lý của 1 tấn chất thải bể phốt chỉ 16.000 – 17.000 đồng, nhiều người sẽ thắc mắc tại sao gần như 3/4 lượng chất thải của Hà Nội không được đưa đến đúng nơi xử lý, mà lén lút đổ xuống sông, hồ cùng với… đủ loại vi trùng gây bệnh dịch?
Theo ông Nguyễn Duy Kiều, Giám đốc Nhà máy Chế biến chất thải Cầu Diễn, giá xử lý rẻ nhưng hầu như không có doanh nghiệp, cá nhân nào làm dịch vụ hút chất thải bể phốt đến ký hợp đồng, bởi chi phí vận chuyển đắt.
Theo đúng quy trình, chất thải bể phốt sau khi được hút vào các xe chuyên dụng sẽ được chở đến điểm xử lý. Chất thải đầu tiên được bơm vào các bể chứa, dùng men vi sinh và cloraminB khử trùng, sau đó nước thải được bơm ra một hồ rộng. Bèo và các loại cây thả ở hồ này sẽ hút các chất kim loại nặng theo cách tự nhiên. Còn cặn được chế biến thành phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, vì chạy theo lợi nhuận, không có cơ sở nào làm dịch vụ hút chất thải bể phốt thực hiện đúng quy trình này…
Hiện nay, một trong những cơ quan có nhiệm vụ xử lý các hành vi đổ trộm chất thải chưa qua xử lý ra môi trường là Phòng Cảnh sát môi trường, Công an TP Hà Nội. Hầu hết các công ty, xe làm dịch vụ hút chất thải bể phốt đều sơn chữ “công ty môi trường đô thị” để mượn danh nghĩa cho dễ làm ăn và tất cả đều không ký hợp đồng đưa chất thải vào nhà máy xử lý.
Từ khi thành lập đến nay, lực lượng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội đã phát hiện và xử lý khá nhiều vụ vi phạm đổ trộm chất thải bể phốt. Tuy nhiên, các vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra với khối lượng lớn và với số lượng 48 cơ sở hoạt động hằng ngày thì lực lượng chức năng cũng không đủ sức dàn quân ra kiểm tra và xử lý hết.
Một số ý kiến cho rằng, mức phạt hiện nay còn thấp, chỉ có 3 triệu đồng/xe và giữ xe 10 ngày. So với mức lợi nhuận khá cao từ dịch vụ này, rất nhiều cơ sở đã chấp nhận nộp phạt để tiếp tục… tái phạm.
Chưa có quy chế quản lý dịch vụ hút chất thải
Một thực tế rõ ràng là hoạt động dịch vụ hút chất thải bể phốt đang được thả nổi. Chỉ cần vài chục triệu cũng có thể mở dịch vụ này và kiếm bộn tiền bởi nhu cầu hút bể phốt ngày càng lớn, cùng với tốc độ tăng dân số chóng mặt như hiện nay.
Được biết, cách đây ít lâu, UBND TP Hà Nội đã bàn bạc và giao trách nhiệm cho đơn vị chức năng xây dựng soạn thảo Quy chế quản lý dịch vụ hút bể phốt trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này thì bản quy chế này cũng chưa được hình thành.
Chúng tôi đã gõ cửa khá nhiều cơ quan trên địa bàn TP Hà Nội như Sở Xây dựng, Ban Quản lý hạ tầng, Urenco… Tuy nhiên, tất cả những cơ quan này đều cho biết, lĩnh vực trên không thuộc mình quản lý. Sở Kế hoạch – Đầu tư khi xem xét thủ tục cấp phép kinh doanh cần yêu cầu các chủ cơ sở đáp ứng điều kiện kèm theo, như hợp đồng xử lý chất thải, giấy phép vận chuyển chất thải…
Hậu quả của việc xả chất thải bể phốt ra môi trường không qua xử lý đã khá rõ ràng khi năm 2008, vi khuẩn tả đã được phát hiện tồn tại trong môi trường nước, gần nhà một bệnh nhân nhiễm khuẩn tả ở huyện Hoài Đức.
Tiến sỹ Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã lo ngại, khả năng phát tán mầm bệnh từ các bể phốt bệnh viện sau khi thải ra môi trường, mặc dù phân bệnh nhân đều đã được xử lý bằng Chloramin B. Nguy hại hơn, nếu chất thải bể phốt đã xả xuống mương mang theo mầm bệnh, việc dùng hóa chất xử lý không có hiệu quả…
Thêm một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng chất thải bể phốt bị đổ trộm vô tội vạ là sự thiếu kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý. Hiện nay, hầu hết các vụ vi phạm mới chỉ có một mình lực lượng Cảnh sát môi trường phát hiện… Ngay cả người dân khi có nhu cầu hút bể phốt cũng chỉ biết gọi điện theo dịch vụ quảng cáo trên tờ rơi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mà không để ý đến việc chất thải của nhà mình sẽ được chở đi đâu và đổ ở đâu.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi mới chỉ đề cập đến chất thải bể phốt. Trên thực tế, ngay cả các bệnh viện cũng không làm hợp đồng xử lý chất thải với Nhà máy Chế biến xử lý rác thải Cầu Diễn…