Hiện nay việc xử lý rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nhức nhối ở mọi quốc gia. Nhưng không phải ai cũng biết các thành phần rác thải sinh hoạt gồm những loại nào để xử lý cho đúng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đi sâu vào tìm hiểu chi tiết các loại rác thải phổ biến hiện nay. Đồng thời đưa ra cho các bạn các biện pháp xử lý rác thải tại nhà một cách khoa học và hợp lý nhất. Giúp bạn hạn chế tối đa việc xả rác ra môi trường, làm cho môi trường sống của chúng ta sạch, đẹp hơn.
Nội dung chính
Rác thải sinh hoạt là gì?
Rác thải sinh hoạt là các vật và chất bị loại ra trong quá trình sinh hoạt, hoạt động và sản xuất của con người và động vật. Rác phát sinh từ các hộ gia đình, khu công cộng, khu thương mại, khu xây dựng, bệnh viện, trường học… Trong đó, rác sinh hoạt chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia, khu vực là rất khác nhau. Phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật. Thành phần chủ yếu của chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho nên, rác sinh hoạt có thể định nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ phục vụ cho hoạt động sống của con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trả lại môi trường sống.
Hiện nay rác thải sinh hoạt ở vùng nông thôn khá lớn. Người ta thường tập trung rác tại các bãi rác công cộng để xử lý. Bằng cách dùng một loại xe ba bánh chở rác. Loại xe này có đặc điểm phần thùng rời và kín. Và luôn có bộ phận nâng hạ đẩy một cách linh hoạt. Để có thể phục vụ cho công việc chở rác một cách dễ dàng nhất.
Các thành phần rác thải sinh hoạt
Rác vô cơ
Một trong những thành phần rác thải sinh hoạt là rác vô cơ. Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa và cũng không thể tái chế được. Rác vô cơ không phân hủy hoặc phân hủy rất lâu trong môi trường tự nhiên.
Rác vô cơ xuất phát từ những nguồn chính sau:
- Những vật liệu xây dựng không còn sử dụng được: gạch, đá, ván ép,…
- Những bao bì, nhãn mác, bỏ chai, lọ thực phẩm,…
- Các loại túi đựng bằị.ng nhựa, nilon,… thường được dùng ở chợ hoặc siêu thị.
- Các thiết bị, vật dụng hư hỏng trong cuộc sống của chúng ta như: đồng hồ, băng đĩa, radio, giày cao su,…
- Những sản phẩm tiện dụng dùng 1 lần: tả, tàn thuốc, băng vệ sinh, ly nhựa,…
Đặc biệt chất thải rắn vô cơ có những loại là chất thải gây hại, gây ảnh hưởng đến môi trường, độc hại đến con người. Ví dụ như chai, lọ, vỏ đựng thuốc trừ sâu. Các loại pin đã cũ, bật lửa…
Rác hữu cơ
Rác hữu cơ là loại chất thải chứa hợp chất hữu cơ, có khả năng phân hủy sinh học dễ dàng. Thành phần rác thải sinh hoạt này có thể tái chế để sử dụng cho việc làm phân bón cho cây và làm thức ăn cho động vật. Rác hữu cơ là loại rác có nguồn gốc từ thực vật và sinh vật. Chúng dễ dàng phân hủy trong môi trường nước và ánh sáng. Sau đó nhanh chóng mục nát rồi biến mất.
Các chất thải hữu cơ như: Đồ ăn thừa, rau quả hư hỏng, bã chè, cà phê, xác động vật, phân động vật….
Rác tái chế
Rác tái chế là loại rác khó phân hủy. Tuy nhiên nó có thể đưa vào chế biến lại, để thành vật liệu mới phục vụ nhu cầu của con người. Thành phần rác thải sinh hoạt này có nguồn gốc như: Các vỏ hộp giấy, hộp, chai, lọ thực phẩm, các loại nhựa gia dụng, kim loại…..
Rác được sử dụng tái chế giúp tiết kiệm vật liệu, cũng như giảm việc phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Giảm gây ô nhiễm môi trường nước cũng như môi trường đất.
Tác hại của rác thải khi không xử lý kip thời
Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
Các thành phần rác thải sinh hoạt nêu trên. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng đắn rất dễ gây ô nhiễm môi trường. Việc vứt những túi nilong đã qua sử dụng ra môi trường rất khó phân hủy. Nó phải mất 500 năm mới phân hủy trong môi trường tự nhiên. Các vỏ hộp xốp đựng thức ăn. Phải mất 400 năm mới phân hủy được. Việc chôn lấp rác thải gây cho ô nhiễm đất. Đặc biệt những rác thải nguy hại, như pin và bóng đèn. Làm cho đất bị nhiễm chì và thủy ngân. Việc đốt rác cũng gây ô nhiễm không khí nặng nề. Lượng khí cacbon, lưu huỳnh và các khí độc khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Đặc biệt tác hại của rác vô cơ làm gia tăng hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng dẫn đến những hệ lụy kinh hoàng cho sinh thái: khí hậu bị biến đổi, băng tan,…Việc xuất hiện tràn lan những bãi rác tự phát. Rác được tập trung và chôn lấp ở những nơi trái quy định gây ô nhiễm và mất mỹ quan.Rác thải vô cơ, nhất là rác thải nhựa đang “bức tử” đại dương của chúng ta.
Tạo dịch bệnh phát triển
Rác thải không được xử lý, tạo ra các mầm bệnh. Tạo điều kiện cho ruồi muỗi phát triển, làm cho dịch bệnh như sốt xuất huyết, tả, lị, thương hàn bùng phát. Ngoài ra, với các thành phần rác thải sinh hoạt gây ra giun, sán có thể tồn tại 300 ngày tại các bãi rác. Đây là nguyên nhân gây ra các loại bệnh do giun gây ra. Bên cạnh đó những bệnh ngoài da do tiếp xúc với rác thải như nước ăn chân, nấm….Làm cho chúng ta cảm thấy khó chịu, sức khỏe yếu và tốn tiền của chữa trị.
Ô nhiễm nguồn nước
Các thành phần chất thải sinh hoạt không xử lý mà đem đi chôn xuống lòng đất. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm của chúng ta. Nước ngầm mà ô nhiễm, kéo theo đó là dịch bệnh và cây cối không phát triển được. Ngoài ra việc xả thải trực tiếp ra sông, hồ.. làm cho nguồn nước ô nhiễm, hệ sinh thái thay đổi và các sinh vật sống trong nước bị chết. Làm mất cân bằng hệ sinh thái. Đồng thời gây thiệt hại kinh tế to lớn, khi nuôi trồng thủy hải sản trên sông, hồ, biển…
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học việc bạn sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, có nguy cơ ung thư cao gấp 9 lần bình thường.
Gây tắc nghẹt đường ống nước sinh hoạt
Rác thải không xử lý kịp thời trong các gia đình mà xả thải trực tiếp xuống các đường ống. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng tắc nghẹt đường ống nước của mỗi hộ gia đình. Đường ống nước tắc nghẹt gây ra nhiều hệ lụy. Như gây mùi hôi khó chịu, làm giảm tuổi thọ của các thiết bị. Nguy hiểm hơn, nó là nơi gây nên các mầm bệnh.
Vì vậy, xử lý rác thải sinh hoạt cũng là một cách để xử lý nguồn nước thải hiệu quả.
Tham khảo : Cách xử lý nước thải tại nhà cực kỳ hiệu quả
Các biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại gia đình
Phân loại rác thải đúng quy định
Hiện nay, hầu hết các tỉnh, thành phố. Từ các thôn xã đều được cấp xe ba bánh chở rác thải. Để đi thu gom rác theo lịch. Do đó, điều chúng ta cần đầu tiên đó là hãy phân loại rác ra theo từng nhóm: Hựu cơ – vô cơ. Hoặc có thể phân hủy – không thể phân hủy….
Những loại rác hóa học, rác công nghệ cần bỏ riêng và đem bỏ vào những nơi chứa chuyên dụng.
Xử lý rác thải gia đình bằng giun quế
Việc nuôi giun quế có thể xử lý hữu hiệu hầu hết các loại rác hữu cơ như phụ phẩm rau củ quả, cơm thức ăn thừa…Trừ các loại cứng như xương, vỏ trứng. Rác sau khi được giun tiêu hóa sẽ trở thành phân giun.
Bạn chỉ cần chuyển bị một thùng nhựa hoặc thùng xốp. cho rác hữu cơ và giun quế vào. Sau một thời gian giun ăn hết rác sẽ thu được phân giun compost. Phân này trộn chung với đất trồng rau vô cùng tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng.
Trung bình 1 tuần lễ, mỗi thùng giun sản xuất ra hơn 1 kg phân giun. Phân giun được đem bón cho vườn rau còn giun làm thức ăn cho đàn gà, cá…
Đây là cách xử lý các thành phần rác thải sinh hoạt gia đình vừa hiệu quả mà mang lại kinh tế cao.
Ủ rác thải sinh hoạt
Rác để ủ là rác hữu cơ. Trước tiên hãy chọn một chiếc thùng đủ to để ủ phân bón hữu cơ của bạn. Bạn có thể tận dụng các thùng chứa không còn sử dụng ở nhà để tiết kiệm chi phí.
Chọn nơi thoáng khí, có nhiều ánh sáng mặt trời để quá trình ủ phân diễn ra nhanh chóng . Nên bố trí gần nguồn nước để thuận tiện trong việc tạo ẩm cho khối ủ. Trong quá trình ủ có thể tạo ra mùi khó chịu vì thế bạn nên đặt phân ủ cách xa nhà hay ở sân thượng.
Cacbon có nhiều trong nguồn chất hữu cơ nâu như. Lá cây khô, rơm rạ, cỏ khô, mạt cưa, giấy, bã trà, vỏ trứng và chất thải sân vườn.
Nitơ có nhiều trong nguồn chất hữu cơ xanh như lá cây tươi, phân động vật đã qua xử lí, bã cà phê, cỏ tươi, hoa quả thừa và các thực vật tươi khác.
Để phân được ủ có chất lượng tốt nhất thì bạn nên ủ với lượng phân nâu và phân xanh tương ứng.
Trong quá trình ủ phân thì có một số lưu ý sau:
Không cắt nhỏ phân trong quá trình ủ để vi sinh vật có thể phát triển một cách tự nhiên.
Trong quá trình ủ có thể kiểm tra nhiệt độ bằng cách cắm cành cây tươi vào khối phân ủ, sau 5-6 ngày lấy ra mà thấy cành cây nóng mạnh là được.
Gọi dịch vụ xử lý tắc nghẹt do rác thải gây ra
Nếu đường ống nước nhà bạn bị tắc nghẹt do các thành phần rác thải sinh hoạt gây ra. Bạn không có thời gian xử lý hoặc không xử lý được. Chúng tôi khuyên bạn nên gọi đến những dịch vụ chuyên xử lý tắc nghẹt. Những ưu điểm mà chỉ khi bạn gọi dịch vụ mới có được:
- Tránh mất nhiều thời gian trong việc xử lý tắt nghẹt.
- Khi xử lý không gây mùi khó chịu.
- Không phải khoan, đục hoặc phá vỡ đường ống nhà bạn.
Bạn có thể liên hệ đến hotline 0946.432.389 của Công ty vệ sinh môi trường Hải Hưng – đơn vị uy tín chuyên nghiệp số 1, chuyên sửa chữa, thông tắc cống để được tư vấn miễn phí 24/7. Với đội ngũ thợ tay nghề cao. Cùng với thiết bị hiện đại luôn sẵn sàng có mặt và giải quyết hết các vấn đề tắc nghẹt bạn gặp phải.
Trên đây là những thông tin cần thiết về cách phân loại các thành phần rác thải sinh hoạt, cũng như các biện pháp xử lí rác thải tại gia đình đơn giản mà hiệu quả. Chúc các bạn phân loại rác tại nguồn tốt và thực hiện thành công các biện pháp xử lí mà chúng tôi đưa ra.