cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat101

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
4 (80%) 1 vote
Ô nhiễm môi trường đất cũng như ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường không khí nó đều có có ảnh hưởng một cách nghiệm trọng đến cuộc sống của con người chúng ta nói riêng và đặc biệt là sinh vật sống trên trái đất nói chung. Chính vì vậy, bất kì thực trạng ô nhiễm nào cũng cần phải có cách khắc phục và giải quyết. Và biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất là gì chúng ta cùng tìm hiểu.

cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat1018
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

1. Ô nhiễm môi trường đất là gì

Ô nhiễm môi trường đất chính là tất cả các hiện tượng mà làm cho môi trường đất bị nhiễm bẩn bởi các chất gây ô nhiễm.

Và đất khi bị ô nhiễm chúng ta sẽ phân loại đất bị ô nhiễm theo nguồn gốc phát sinh hoặc theo nguyên nhân dẫn đến việc bị ô nhiễm. Còn nếu theo nguồn gốc phát sinh có:

cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat8
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
  • Đất ô nhiễm theo
  • Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
  • Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.

Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất:

Nguyên nhân chủ yếu của việc gây ô nhiễm nguồn đất chính là do con người và một phần nhỏ là do môi trường.

Ô nhiễm đất được cho là tất cả các hiện tượng đất bị nhiễm độc, độ chất độc lạ trong đất tăng lên quá cao, các hàm lượng trong đất cũng vượt quá mức bình thường, hoặc cũng có thể là làm xấu đi cảnh quan đất.

cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
  • Ô nhiễm đất do nguồn gốc phát sinh gồm: ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp, hoạt động nông nghiệp và do tác động từ các hoạt động sinh hoạt người dân.
  • Ô nhiễm đất do các tác nhân gây ra: Ô nhiễm do chất hóa học, do sinh học và do vật lý.

Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất:

  •  Đất rất dễ bị xói mòn do nước, các chuyển động lớn như nở đất khi có mưa lụt to, bề mặt đất bị phá hủy dẫn đến thảm thực vật cũng bị phá hủy theo. Người dân sử dụng đất canh tác không hợp lí chất dinh dưỡng bị mất dần do trầm tích, nó gấp 10 lần chất dinh dưỡng.
  • Lượng muối ( na+ ) quá nhiều mà các chất dinh dưỡng khác không đủ khiến lượng muối bị dư thừa.
cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat4
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất
  • Các chất dinh dưỡng bị mất dần đi quá nhanh và đồng thời các độc tố như nhôm hay sắt ở trong đất lại vượt quá mức các chỉ tiêu này phải được ở mức cho phép chứ nếu nó quá nhiều hay quá ít cũng gây ra việc ảnh hưởng tới đất.
  • Sự xuống cấp sinh học của đất, tỉ lệ chất khoáng của mùn không được bù đắp các chất hữu cơ điều đó sẽ khiến cho đất nhanh chóng nghèo kiệt. Giảm khả năng hấp thụ và khả năng cung cấp N cho sinh vật khiến đất không còn độ đa dạng  sinh vật.
  • Tính chất của đất bị thay đổi, đất bị chai cứng, chua đất, làm thay đổi sự cân bằng giữa đất và cây trồng do hàm lượng Nito trong đất dư thừa.
  • Gây ra nhiều bệnh  tật về hô hấp, bệnh truyền nhiễm, bệnh về sơ địa, do giun sán, kí sinh trùng mà đa số bệnh nhân gặp phải là trẻ em ở các vùng nông thôn.
  • Một số chất khó phân hủy như: kim loại, nilon,… sẽ gây ảnh hưởng tới mĩ quan và ảnh hưởng tới đất.

2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay:

a. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên toàn thế giới:

Riêng về thực trạng ô nhiễm đất hiện nay trên thế giới thì vô cùng đáng báo động: Tài nguyên đất bị gây ảnh hưởng rất nhiều do xói mòn, bạc màu, rửa trôi, nhiễm mặn nhiễm phèn cũng là một trong những nguyên nhân lớn, biến đổi khí hậu.

cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat9
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

Theo một số liệu thu thập được thì:

  • Tổng diện tích của thế giới là 14.777 triệu ha nhưng 1.527 diện tích là băng còn lại là đất không bị đóng băng. Diện tích đất mà có thể canh tác lên tới 3.200 triệu ha nhưng chúng ta mới có thể sử dụng được 1.500 triệu ha. 
    Từ đó ta có thể thấy tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng vì các lí do ở trên. Hiện nay chỉ có khoảng 10% đất bị sa mạc hóa.

    b. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay:

    Tổng diện tich đất Việt Nam hiện giờ là khoảng hơn 33 triệu hecta, bình quân đầu người có diện tích khoảng là 0,6 hecta, và đứng ở vị trí thứ 159 thế giới, bao gồm:
    – Đất ferarit khoảng hơn 16 triệu hecta.
    – Đất phù sa khoảng hơn 3 triệu hecta.
    – Đất sám bạc màu hơn 3 triệu hecta.
    – Đất mùn vàng đỏ hơn 3 triệu hecta.
    – Đất mặn khoảng 1,9 triệu hecta.
    – Đất phèn khoảng 1,7 triệu hecta.
    – Và có hơn 13 triệu hecta đất trống là đồi trọc.
    Tổng quỹ đất nông nghiệp ở Việt Nam là khoảng 10 –> 11 triệu hecta, trong đó gần 7 triệu hecta đất được sử dụng vào nông nghiệp, phần còn lại thì dùng để trồng cây công nghiệp và cây lâu năm.
    Chúng ta cũng giống với các quốc gia khác chịu ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng của việc ô nhiễm nguồn đất vì chúng ta vẫn đang là một đất nước nông nghiệp, vẫn đang là đất nước về trồng trọt.

cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat10
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

 Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất:

  • Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất đầu tiên: Nghiêm cấm việc xả các chất thải, nước thải, các rác thải của người dân,… và đặc biệt các chất thải hóa học từ các nhà máy, xí nghiệp
  • Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất thứ hai: Chính là việc chúng ta sử dụng các giống gen cho năng suất cao để nông nghiệp được cải thiện, các giống chống chịu tốt với môi trường, sau bọ để có thể hạn chế tối đa việc chúng ta sẽ sử dụng các chất bảo vệ thực vật, để tránh sự ảnh hưởng của nó đến môi trường. Chuyên canh các loại cây ngắn hạn và cay dài hạn với nhau để hạn chế việc suy thoái đất.
cac-bien-phap-khac-phục-o-nhiem-dat7
biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất

 

  • Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất thứ ba, phải bảo vệ và thường xuyên cải thiện môi trường sống, chống ô nhiễm nguồn nước vì khi nước bị ô nhiễm nó sẽ ngấm vào đất và gây ra đất bị ô nhiễm, giảm thiểu sử dụng chất bảo vệ thực vật bớt tránh sử dụng lên đất. Áp dụng các công trình chống xói mòn để tham gia chung với việc canh tác phát triển nông nghiệp.
  • Tạo ra các mô hình nông lâm kết hợp, lâm ngư kết hợp để tạo ra các mô hình đa dạng phong phú. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi để giúp bù đắp và trao đổi thức ăn cho nhau. Mở rộng kênh mương và đồng thời tu sửa hệ thống tưới tiêu hợp lí,…. 
  •  Điều quan trọng nhất thì chắc vẫn là vấn đề từ ý thức của người dân. Vì thế chúng ta cần một đội ngũ tuyên truyền và xây dựng cho người dây một ý thức để có thể xây dựng đất một cách hợp lí. 

 

Chúng ta hãy cùng nhau chung tay để có thể bảo vệ môi trường đất, và cả những nguồn tài nguyên vô giá mà trái đất có vì một cuộc sống luôn tươi đẹp và khỏe mạnh nha.

 

Quản Trị

Leave a Reply

Your email address will not be published.