Tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật [Đầy đủ]

Tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật [Đầy đủ]
Rate this post

Tùy từng đối tượng sử dụng mà thiết kế nhà vệ sinh sẽ đảm bảo những tiêu chuẩn riêng nhằm đảm bảo sự riêng tư, thoải mái và thuận tiện nhất. Vậy, kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật cần đảm bảo những tiêu chuẩn nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất.

Tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật được quy định rõ tại quyết định 04/2012/ QĐ- BXD. Nó bao gồm các tiêu chuẩn về diện tích, tay vịn, bệ xí,…..nhằm đảm bảo giúp người khuyết tật sử dụng thuận tiện nhất.

Diện tích nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh có lối đi vào thẳng cho người đi xe lăn có kích thước cửa ngoài tối thiểu là 1900 x 1000mm, còn kích thước cửa trong là 2700 x 1000mm. Đối với nhà vệ sinh công cộng có lối vào song song thì diện tích tối thiểu phải đạt 1500 x 1450 mm. Diện tích này cho phép bố trí và lắp đặt các thiết bị vệ sinh, hộp đựng giấy, tay vịn cũng như khu vực di chuyển của xe lăn.

Tiêu chuẩn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Diện tích nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn về bồn cầu

Thiết kế bồn cầu dành cho người khuyết tật đảm bảo cách mặt sàn từ 400 – 450mm. Khoảng cách tối thiểu từ mép trước của bồn cầu đến tường phía sau là 760m. Còn khoảng cách tối thiểu từ trục đặt bồn cầu đến mặt tường xa nhất là 460mm.

Tiêu chuẩn về hộp đựng giấy

Theo tiêu chuẩn kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật, hộp đựng giấy cách mép trước bồn cầu với khoảng 180 – 230mm. Cách mặt sàn tối đa 1200mm và tối thiểu 400mm.

Nếu hộp giấy lắp trên tay vịn thì phải cách tay vịn khoảng không nhỏ hơn 300mm. Còn hộp giấy lắp phía tay vịn thì cách tay vịn tối thiểu khoảng không 40mm.

Tiêu chuẩn về hộp đựng giấy cho người khuyết tật

Tiêu chuẩn về hộp đựng giấy cho người khuyết tật

Tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Các đoạn đường dốc cần phải thiết kế tay vịn ở hai bên đường dốc và bố trí ở chiếu nghỉ của lối đi vào hành lang cũng như các bậc. Tay vịn bố trí ở điểm đầu và điểm cuối của đường dốc.

Tay vịn cần thiết kế dễ nắm và gắn chắc với tường. Tốt nhất, bạn nên chọn tay vịn có đường kính dao động từ 25mm – 50mm. Với những người ngồi xe lăn thì khoảng cách từ tay vịn xuống mặt sàn xuống tay vịn là 750mm. Khoảng cách từ tay vịn tới tường gắn tối thiểu là 40mm.

Tay vịn cần thiết kế chắc chắn, được chế tạo từ các chất liệu tốt. Có khả năng chịu được tải trọng lên tới 110kg.

Tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Tay vịn nhà vệ sinh cho người khuyết tật

Kích thước tay vịn

  • Xung quanh bệ xí cần lắp tay vịn nằm ngang với chiều dài tối thiểu là 1000mm và cách mặt tường phía sau 300mm. Độ cao tay vịn khoảng 900mm.
  • Tay vịn thứ nhất bố trí cách trục của bệ xí 250mm, cách mép trước của bệ 300mm.
  • Tay vịn đứng vịn thứ hai có độ cao dao động từ 850mm – 1300mm tính từ bề mặt sàn, cách trục bệ xí 450mm.
  • Nếu toilet có thêm bồn cầu thì cần thiết kế tay vịn dành cho người khuyết tật. Độ cao lắp bồn cầu tối thiểu gắn vào tường hoặc dạng ngồi cách mặt sàn không quá 400mm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về kích thước nhà vệ sinh cho người khuyết tật. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh sao cho phù hợp.

Lê Hồng Vân

Leave a Reply

Your email address will not be published.